CHUYÊN MUA BÁN CỪ TRÀM - CỪ TRÀM 4M - CỪ TRÀM 4,5M

Đóng Cừ Tràm Có Thể Xây Nhà Mấy Tầng?

Đăng lúc 19:48:47 17/05/2018

Móng Cừ Tràm

Là biện pháp dân gian, đặc thù của các tỉnh miền Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, để gia cố đất nền tăng mức chịu nén, giảm độ lún của đất, móng khi đặt tải trọng (công trình) lên trên vùng đất đó. Tùy theo chiều dày của đất yếu (thường ở phía trên, sát mặt đất) mà phuơng án cừ tràm phát huy được hiệu quả tác dụng chịu lực và tính kinh tế nhiều hay ít. Tốt nhất là đóng (hay ép hàng loạt) để mũi Cừ Tràm chống được vào tầng đất chịu lực tốt nào đó ở dưới sâu. Cừ tràm thường bán hàng loạt dài không quá 5 m, độ sâu đặt móng nhà (không có tầng hầm) thường không quá 2m nên chỉ khi đất yếu dày không quá 6 ( 6,5m, phuơng án gia cố cừ tràm mới đạt hiệu quả cao và khi đó, không chỉ 3 tấm, mà 5 hay 7 tấm móng đóng Cừ Tràm vẫn đủ khả năng chịu lực. 
Cũng có rất nhiều vùng trong Thành phố, cừ tràm chỉ đóng xuống từ 1 - 2 mét là không thể đóng hay ép tiếp được, lúc này tầng đất yếu mỏng, tầng đất tốt khá dày, chắc và nhu thế, nhiều khi 1 cây cừ tràm phải chặt đôi để đóng hay ép xuống. Trong những trường hợp nhu thế, phuơng án móng chắn sẽ rẻ hơn. Vì lý do đó, khi mua nền hay xây nhà trên vùng đất xấu, nhu đã trình bày, khi số tầng nhiều (3-5 tầng hay hơn nữa), kinh phí dành cho móng, khi đầu tu xây dựng sẽ cao hơn những nhà ở những khu vực khác. Ðiều này cần phải cân nhắc bằng một bài toán kinh tế nhỏ, trước khi quyết định đầu tu và quy mô sẽ đầu tư. 
Ðể có thể sử dụng cừ tràm gia cố nền, cần lưu ý những điều kiện sau: 
Mực nước ngầm nhất thiết phải đảm bảo cao hơn đầu cừ tràm sau khi đóng hay ép, để đảm bảo tràm cừ sẽ ngập nước suốt thời gian sử dụng công trình về lâu dài. 
Mực nước ngầm tuy có dao động theo mùa, nhung không được có dòng chảy (có áp) kéo đi , để đảm bảo đất nền dọc thân cừ, lớp các đệm đầu cừ tồn tại vĩnh viễn. 
Khi thi công không cần bóc vỏ cừ. Cừ tràm được cấu tạo từ nhiều lớp vỏ phía ngoài, sẽ bảo vệ tốt lõi cây bên trong, về lâu dài, tăng độ ma sát cho cừ khi chịu tải. 
Rất nhiều công trình tồn tại hàng 50 năm, khi phá đi để xây dựng lại thì cừ tràm dưới đáy móng vẫn còn rất tốt; không bị mục, do đã đóng đúng quy trình và mực nước ngầm (không xâm thực) cao đã bảo vệ cừ tràm theo thời gian.

 

mong cu tram 
 

Tùy theo tính chất đất nền và quy mô công trình, mật độ đóng cừ thay đổi, nhung thường gặp nhất là 25cây/m2; 30cây/m2. Trong quá trình đóng phải đảm bảo tát nứoc, để lọc mực nước ngầm, cho cừ ngập sâu khỏi mực nước; phải vét hết bùn trên các mũi cừ, lấy hết vỏ cừ rơi vãi..., phải lấp cát phủ đầu cừ (thường dày 10 cm), sau đó mới tiến hành đổ bê tông lót móng và làm những phòng việc khác tiếp theo. Ðối với nhà 2- 3 tầng trở lên, nên hạn chế tối đa việc sử dụng phuơng móng đơn, nhất là móng chân vịt (mở về 1 phía vì những công trình lân cận đã có, trên nền gia cố cừ tràm. Nhất thiết nên sử dụng phuơng án móng băng, móng bè trên cừ tràm, khi số tầng nhiều hơn... Nhân đây chúng tôi xin được nêu 2 lời khuyên khi dân tự xây nhà qui mô lớn: Phần kết cấu móng Cừ Tràm nên an toàn, chịu tốn thêm một ít nhung ngủ yên về sau, ngay cả khi chúng ta muốn nâng tầng nhà vì có nhu cầu sử dụng. Tuyệt đối không nên quá tiết kiệm Cừ Tràm cho phần móng (nhưng cũng đừng lãng phí!)


Một số loại Cừ Tràm thông dụng nhất:

 
 

 
   STT   

 
 
          Tên vật tư        

 
         Quy cách
           Gốc (cm)                                    Dài (m)                          
1 Cừ Tràm 5→ 7 2.5→ 3 4 4.5
2 Cừ Tràm 6→ 8 2.5→ 3 4 4.5
3 Cừ Tràm 7→ 9 2.5→ 3 4 4.5
4 Cừ Tràm 8→ 10 2.5→ 3 4 4.5
5 Cừ Tràm 8→ 10 2.5→ 3 4 4.5
6 Cừ Tràm 10→ 15 2.5→ 3 4 4.5
Để lại tin nhắn cho chúng tôi

Vui lòng để lại lời nhắn, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ hỗ trợ bạn